*Bài viết được tham khảo từ sách "Phẫu Thuật Miệng - chủ biên TS.BS Lê Đức Lánh" và "Phương pháp gây tê khi nhổ răng" của Bênh Viên Đa Khoa Quốc Tế VinMec.
Gây Tê tại chỗ bằng tiêm:
Gây tê cục bộ nhưng phát tán trên diện rộng xung quanh răng. Tùy thuộc ca bệnh mà liều lượng gây tê được điều chỉnh phù hợp. Có 2 loại:
+ Gây tê niêm mạc: tuỳ theo độ nhiều chân của răng mà số mũi tiêm và vị trí tiêm khác nhau. Lưu ý kim đâm phải chạm vào xương thẳng với thân răng hợp với lợi góc 45 độ, tiêm 0,25 ml dung dịch thuốc tê từ từ. Có thể tiêm thêm mũi phụ vào mặt trong sau đó chờ 5-10 phút cho thuốc tê có tác dụng, tác dụng tê có thể kéo dài 30-40 phút.
+ Gây tê dây chằng: Là kỹ thuật đâm kim đứng song song với trục của răng ở phía gần và xa mép kim ép sát chân răng muốn nhổ, xuống sâu càng tốt và yêu cầu sức ép mạnh.
Các sản phẩm phổ biến ở Việt Nam: Bupivacaine, Lidocaine, Prilocaine.
Lưu ý: Nếu bệnh nhân cao huyết áp, nên sử dụng sản phẩm chuyên dụng riêng để giảm thiểu các rủi ro biến chứng
Gây Tê bề mặt (bôi tê hoặc phun tê):
Gây tê bằng cách đặt trực tiếp vào bề mặt niêm mạc miệng một số lượng thuốc tê nhất định có khả năng thẩm thấu hoặc tạo lạnh làm tê các đầu mút thần kinh ngoại biên. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp dễ, nhanh như nhổ răng lung lay nhiều hoặc lấy cao răng, chích áp-xe.
+ Bôi tê: Sát khuẩn, lau khô vùng gây tê rồi dùng viên bông thấm thuốc có tính thẩm thấu nhanh qua niêm mạc, quanh chân răng nhổ, chờ vài phút cho thuốc tê ngấm rồi mới can thiệp nhanh.
+ Phun tê: tuỳ dung dịch sử dụng mà cách thức gây tê khác nhau, thường là phun tia thuốc vào đúng ngay vùng niêm mạc muốn gây tê, chờ vài phút rồi can thiệp.
Các sản phẩm phổ biến ở Việt Nam:
+ Bôi tê: dung dịch Lidocaine 10%, hoặc dung dịch Benzocaine 4% hoặc 10%
+ Phun tê: Lidocaine 10%, Ethyl Clorua
Gây Tê vùng:
Là kỹ thuật làm tê các trục dây thần kinh hay chặn đoạn các dây thần kinh chi phối cảm giác trong khu vực tương đối lớn. Gây tê vùng có tác dụng tê cả một vùng do dây thần kinh chi phối.
Ưu điểm của phương pháp này là chỉ cần tiêm một lần với lượng thuốc tê vừa phải nhưng đạt được mức độ tê lan rộng và kéo dài. Kỹ thuật được áp dụng trong nha khoa khi nhổ răng khó, nhổ nhiều răng một lúc hoặc khi tại chỗ răng cần nhổ có tình trạng viêm nhiễm.
Các sản phẩm phổ biến ở Việt Nam:Articaine, Epinephrine
Những biến chứng có thể gặp trong gây tê
- Công đoạn gây tê có thể gây ra các biến chứng sau:
- Gãy kim, đau khi chích, cảm giác nóng rát hoặc tê, dị cảm kéo dài.
- Khít hàm.
- Nhiễm trùng.
- Phù.
- Tróc vảy mô.
- Liệt thần kinh mặt.
- Tổn thương miệng sau gây tê.
Cách làm tan thuốc tê nhanh nhất
Nhiều người không thoải mái khi sử dụng thuốc tê nha khoa và muốn làm tan thuốc tê nhanh chóng sau khi kết thúc thủ thuật. Tuy nhiên, bạn không thể làm mất hiệu quả của thuốc. Thông thường sau 20 – 120 phút, thuốc tê sẽ hết tác dụng.
Thuốc tê có hiệu quả kéo dài sẽ giúp bạn giảm đau nhức sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Trong thời gian này nên chườm đá và sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm để ngăn cơn đau bùng phát sau khi thuốc tê hết tác dụng.
Thuốc tê nha khoa được sử dụng rất phổ biến trong bước vô cảm của các thủ thuật nha khoa. Loại thuốc này tương đối an toàn nên bạn có thể an tâm khi sử dụng. Sau khi hết hiệu lực, thuốc sẽ tự tan và được đào thải ra bên ngoài.