1. Điều kiện cơ sở vật chất khi mở phòng khám nha khoa?
- Phòng khám nha khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất 10m2 và có khu vựcđón tiếp người bệnh.
- Có buồng thủ thuật diện tíchít nhất là 10m2 nếu có thực hiện thủ thuật, kỹ thuật cấy ghép răng (implant).
- Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt có hơn 1 ghế răng thì cầnđảm bảo diện tích mỗi ghế răngít nhất là 5m2.
- Phòng khám răng hàm mặt có sử dụng thiết bị bức xạ (thiết bị X-Quang chụp răng gắn liền với ghế răng) phảiđápứng các quyđịnh về an toàn bức xạ.
2. Điều kiện thiết bị y tế khi mở phòng khám nha khoa?
- Có đầy đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa Răng Hàm Mặt và hộp thuốc chống sốc.
- Có đủ thiết bị, dụng cụ ý tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký.
- Đối với phòng khám tư vấn chăm sóc sức khỏe qua các phương tiện viễn thông, công nghệ thông tin phải có đủ các phương tiện, thiết bị phù hợp với hoạt động tư vấn đã đăng ký.
3. Yêu cầu đối với nhân sự tại phòng khám nha khoa
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám răng cầnđápứng cácđiều kiện: là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa răng hàm mặt. Có kinh nghiệm khám, chữa bệnh tối thiểu 54 tháng về chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
- Người làm việc tại phòng khám Răng Hàm Mặt nếu có thực hiện việc khám chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề; được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trên chứng chỉ hành nghề của người đó.
4. Các thủ tục pháp lý bắt buộc khi mở phòng khám nha khoa là gì?
Để mở phòng khám nha khoa các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cần thực hiện các thủ tục pháp lý sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ lại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Xin cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT.
- Xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám răng hàm mặt (giấy phép con) tại Sở Y tế.
Lưu ý: Việc nộp hồ sơ phải tìm tới cơ quan của Sở Y tế nơi đăng ký địa điểm phòng khám. Ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, cơ quan Sở Y tế đã có bộ phận 1 cửa, các chủ thể có thể tìm tới đây để nộp. Tuy nhiên nhiều tỉnh, thành chưa có bộ phận 1 cửa thì phải tìm tới Trung tâm hành chính công để nộp hồ sơ.
Bước 2: Xét duyệt hồ sơ. Chuyên viên đến cơ sở phòng khám để kiểm tra thực tế
- Hỏi: Cơ quan chức năng sau khi tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra bộ hồ sơ của bạn đã đầy đủ chưa, giấy giờ có hợp pháp không?
- Đáp: Nếu hồ sợ hợp lệ thì Cơ Quan chức năng sẽ gửi Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ và Giấy hẹn trả lại kết quả
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan chức năng sẽ gửi lại cho bạn Thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Theo đó bạn sẽ có thời gian khoảng 1-2 tháng, chậm nhất là 3 tháng để hoàn thiện. Nếu vượt quá thời gian này, hồ sơ của bạn sẽ bị trả lại, bạn cũng sẽ bị mất một khoản lệ phí tương ứng.
Bước 3: Nhận kết quả theo lịch hẹn
Thời gian sau 45 ngày làm việc kể từ khi bạn hoàn thành được hồ sơ hợp lệ thì Sở Y tế sẽ ra kết quả Giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa cho bạn.
5. Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa
Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa bạn sẽ nộp tại Sở Y tế theo 3 cách:
- Nộp trực tiếp tại Sở Y tế.
- Nộp online qua Cổng dịch vụ công.
- Nộp quađường bưu điện.
6. Mã ngành hoạt động của phòng khám nha khoa là gì?
Mã ngành 8620 (cấp 4): Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa.
Mã ngành 86202 (cấp 5): Hoạtđộng của các phòng khám nha khoa.
Chi tiết:
- Hoạt động của phòng khám nha khoa.
- Hoạt động tư vấn, chăm sóc răng miệng.
- Hoạt động về chỉnh răng, phẫu thuật nha khoa.
- Hoạt động nha khoa trạng thái chung hay đặc biệt như nha khoa cho trẻ em, khoa nghiên cứu các bệnh về răng miệng, khoa răng.