0
Thường 0
0
Kiến thức nha khoa / Chỉnh nha

Mũi khoan nha khoa: Phân loại và tác dụng

Ban biên tập Sàn Nha Khoa
Tác giả: Ban biên tập Sàn Nha Khoa
Chuyên khoa: Nha khoa

Mũi khoan nha khoa là dụng cụ nha khoa không thể thiếu của nha sĩ trong quá trình điều trị răng. Vậy mũi khoan nha khoa phân loại và có tác dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mũi khoan nha khoa là gì?

Mũi khoan nha khoa là công cụ sử dụng trong điều trị lâm sàng tại nha khoa hoặc dành cho các kỹ thuật viên Labo. Mũi khoan nha khoa có cấu tạo gồm 3 phần là cán, cổ, đầu và được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng vẫn đảm bảo đạt chuẩn để sử dụng trong y tế.

  • Chất liệu thép không gỉ: dùng để loại bỏ ngà, chuẩn bị xoang trám, mùi mài nhựa, v.v. Chất liệu này mềm và linh hoạt hơn, kháng nứt gãy tốt hơn so với các vật liệu như tungsten carbide nhưng nhược điểm là nhanh mòn hơn các loại mũi khoan khác.

  • Chất liệu hợp kim Wolfram:dùng để khoan cắt mô răng nhờ những lưỡi cắt nhỏ, cắt bỏ các phục hình kim loại,.. Vật liệu chính là tungsten carbide và cứng hơn thép gấp 3 lần. Có thể chịu được nhiệt độ cao mà khả năng chịu mài mòn tốt, tốc độ cắt nhanh hơn so với thép thường.

  • Chất liệu kim cương: dùng để chuẩn bị xoang trám, sửa soạn cùi răng và cắt bỏ các phục hình sứ cũ. Ưu điểm là cho hiệu quả cắt nhanh và mượt khi cần cắt với độ chính xác cao và nhược điểm là mũi khoan thường có tuổi thọ ngắn, nhanh bị mòn và dễ bám bẩn làm giảm hiệu quả cắt. Mũi khoan Mani với chất liệu kim cương là thương hiệu phổ biến nhất hiện nay.

Cấu tạo và chất liệu của mũi khoan nha khoa

Tác dụng của mũi khoan nha khoa

Các loại mũi khoan được thiết kế với các rãnh khía khác nhau và có tính chất đặc thù riêng biệt cho từng chức năng thực hiện. Chúng có thể được sử dụng trong thủ thuật phục hình xếp từ việc mài mô răng cho tới lấy bỏ vật liệu nha khoa như: cắt phục hình cố định, gỡ mối hàn amalgam, làm sạch các lỗ sâu,… Tùy vào từng tình trạng răng cần xử lý, các nha sĩ sẽ lựa chọn loại mũi khoan nha khoa phù hợp.

Một số tác dụng của mũi khoan:

Mũi khoan dùng để cắt sứ

Mũi khoan dùng để gỡ mối hàn

Mũi khoan dùng để sửa soạn cho mặt nhai

Mũi khoan lấy mô sâu ở tốc độ chậm

Phân loại mũi khoan nha khoa theo thiết kế cán

Các mũi khoan nha khoa thường có 3 dạng thiết kế cán và có các cấu tạo tay khoan nha khoa khác nhau. Một số đặc điểm chính như sau:

  • Mũi khoan cán dài: Dùng cho tay khoan chậm, chỉ số ISO thông thường bắt đầu là 1xx. Đây cũng là những mũi lớn hay được dùng với các tay khoan marathon trong labo hoặc tay khoan thẳng với tốc độ chậm trên ghế điều trị nha khoa. Đường kính của các mũi khoan có cán dài là 2,35mm. Tổng chiều dài thông thường từ 40mm đến 44.5mm.

  • Mũi khoan cán ngắn, thẳng: Dùng cho tay khoan nhanh. Chỉ số ISO thường sẽ bắt đầu là 3xx. Đường kính của cán mũi khoan này là 1,6mm. Có tổng chiều dài mũi khoan FG thông thường từ 19mm đến 24.5mm.

  • Mũi khoan cán khuyết: Dùng cho tay gạt với một tốc độ chậm. Chỉ số ISO thông thường là bắt đầu với 2xx. Các của chúng có đường kính 2,35mm. Tổng chiều dài của mũi khoan RA thông thường là từ 22mm cho tới 34mm.

Phân loại mũi khoan theo đầu mũi khoan

  1. Mũi khoan tròn (Ball Round – BR):

    • Có hình dạng tròn.
    • Thường được sử dụng để làm láng và hoàn thiện bề mặt.
  2. Mũi khoan tròn cổ tác dụng (Ball Collar – BC):

    • Có hình dạng tròn với một cổ dài ở phía sau.
    • Thường được sử dụng để làm láng và hoàn thiện bề mặt.
  3. Mũi khoan chóp ngược đơn (Single Inverted Cone – SI):

    • Có hình dạng hình chóp nhọn với phần đỉnh hướng ra ngoài.
    • Thường được sử dụng để chuẩn bị xoang trám hoặc làm sạch vùng xoang.
  4. Mũi khoan búp lửa (Flame Ogival – FO):

    • Có hình dạng giống như đầu búp lửa với phần đỉnh nhọn.
    • Thường được sử dụng để chuẩn bị xoang trám hoặc làm sạch vùng xoang.
  5. Mũi khoan hình trứng (EX):

    • Có hình dạng trứng với phần rộng hơn ở phía trên.
    • Thường được sử dụng để chuẩn bị và mở rộng vùng làm việc.
  6. Mũi khoan trụ đầu bằng (Straight Flat End – SF):

    • Có hình dạng trụ với đầu phẳng.
    • Thường được sử dụng để làm láng và hoàn thiện bề mặt.
  7. Mũi khoan trụ đầu tròn (Straight Round End – SR):

    • Có hình dạng trụ với đầu tròn.
    • Thường được sử dụng để chuẩn bị và mở rộng vùng làm việc.
  8. Mũi khoan trụ đầu oval (Straight Ogival End – SO):

    • Có hình dạng trụ với đầu hình oval.
    • Thường được sử dụng để làm láng và hoàn thiện bề mặt.
  9. Mũi khoan chóp nhọn (Taper Conial End – TC):

    • Có hình dạng hình chóp nhọn.
    • Thường được sử dụng để chuẩn bị và mở rộng vùng làm việc.
  10. Mũi khoan trụ thuôn đầu bằng (Taper Flat End – TF):

    • Có hình dạng trụ với đầu phẳng và dài dần về phía sau.
    • Thường được sử dụng để chuẩn bị và mở rộng vùng làm việc.
  11. Mũi khoan trụ thuôn đầu tròn (Taper Round End – TR):

    • Có hình dạng trụ với đầu tròn và dài dần về phía sau.
    • Thường được sử dụng để chuẩn bị và mở rộng vùng làm việc.
  12. Mũi khoan bờ vai tròn (Rounded Shoulder):

    • Có hình dạng trụ với đầu tròn và có đôi vai tròn ở phía trước.
    • Thường được sử dụng để làm láng và hoàn thiện bề mặt.
  13. Mũi khoan bánh xe tròn (Wheel Round – WR):

    • Có hình dạng giống như bánh xe tròn.
    • Thường được sử dụng để chuẩn bị và mở rộng vùng làm việc.
  14. Mũi khoan bánh xe phẳng (Wheel Flat – WF):

    • Có hình dạng giống như bánh xe phẳng.
    • Thường được sử dụng để làm láng và hoàn thiện bề mặt.

Các loại mũi khoan này được lựa chọn dựa trên mục đích cụ thể trong quá trình điều trị nha khoa và yêu cầu kỹ thuật cụ thể của từng trường hợp.

>> Xem và đặt mua các mũi khoan nha khoa chất lượng tại Sàn Nha Khoa

Cách khử trùng mũi khoan nha khoa

Các mũi khoan nha khoa sau khi được sử dụng thì nên được ngâm ngay vào dung dịch khử trùng theo đúng với khoảng thời gian đã được khuyến cáo. Nếu trên mũi khoan bị dính tạp chất quan sát được thì nên cọ rửa nhẹ nhàng mũi khoan trước khi ngâm. Sau khi ngâm, mũi khoan nên được tiếp tục rửa lại bằng nước sạch với thời gian tối thiểu là một phút.

Tiếp tục rửa lại qua máy rửa siêu âm. Hệ thống siêu âm giúp cho các cặn bẩn bám trên mũi khoan được bong ra. Rồi sau đó làm khô trước khi đóng gói lại. Những mũi khoan này nên được đóng gói vào các túi hấp chịu nhiệt.

Tiệt trùng khô hay còn gọi là hấp khô ở mức nhiệt độ 160°C hay 320°F trong vòng 30 phút. Nếu như tiệt trùng hơi nước hay còn biết đến là hấp nước thì mức nhiệt nên áp dụng là 121°C hoặc 250°F trong chu kỳ 20 phút để áp suất 15PSI. Tuy nhiên việc hấp ướt sẽ làm tăng nguy cơ ăn mòn vật liệu. Sau khi được hấp hãy bảo quản và giữ mũi khoan trong túi. Đảm bảo nơi bảo quản khô ráo và sạch sẽ nhất.

>> Tìm hiểu quy trình hấp sấy dụng cụ và những lưu ý quan trọng

Gợi ý thương hiệu mũi khoan nha khoa tốt

Mani là thương hiệu mũi khoan được sản xuất tại Nhật, được các nha sĩ tin dùngtrong việc trám bít, loại bỏ mô răng, giúp đặt phục chỉnh hình..., chất lượng cao với giá thành hợp lý. Top 3 lý do khách hàng lựa chọn mũi khoan Mani:

  • Hiệu quả cắt tốt, độ bền cao, chi phí tiết kiệm

  • Chủng loại đa dạng, có thể đáp ứng mọi nhu cầu trong điều trị nha khoa lâm sàng.

  • Độ nhám của mũi khoan Mani thay đổi theo các màu: Màu đen – Rất nhám; Màu xanh lá: Nhám; Màu xanh dương: Nhám trung bình; Màu đỏ: nhám ít; Màu vàng: Không nhám, mịn, giúp cho các nha sĩ và người dùng dễ dàng phân biệt khi mua và sử dụng.

Hình ảnh minh họa: Mũi khoan kim cương Mani xâm lấn tối thiểu.

Hy vọng qua bài viết này đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về mũi khoan nha khoa liên quan đến cấu tạo, chất liệu cũng như trường hợp sử dụng điển hình. Để tìm hiểu về các loại mũi khoan, khách hàng có thể xem và đặt mua ngay tại Sàn Nha Khoa với cam kết chính sách giá tốt, hàng chính hãng 100% cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Nếu có bất kỳ thông tin nào cần hỗ trợ, bạn cũng có thể liên hệ đến số Hotline 1900 633 639 để được tư vấn miễn phí.


Sàn Nha Khoa chuyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị nha khoa Online giá rẻ chính hãng TOP 1 Việt Nam. FREESHIP khi mua hàng trên APP và tham gia membership để được giá và dịch vụ ưu đãi nhất thị trường.
Nội dung bài viết

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

  • ·
  • Cập nhật 27/04/2024
EF line chỉnh nha khí cụ chức năng dành cho trẻ và trường hợp sử dụng

Trẻ em thường gặp phải các vấn đề về răng hô, móm và các rối loạn khác do thói quen không tốt từ thuở nhỏ. Điều chỉnh răng ở độ tuổi nhỏ là cơ hội tốt nhất, khi khung xương hàm của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi kỹ năng cao và hiểu biết chuyên môn từ các nha sĩ. Cùng khám phá về khí cụ chức năng tiền chỉnh nha EF line và phương pháp điều trị hiệu quả.

  • ·
  • Cập nhật 03/05/2024
Các loại dây cung trong niềng răng: Ưu và nhược điểm

Niềng răng mắc cài là một trong những giải pháp phục hình những khiếm khuyết trên răng; đồng thời giúp cải thiện các tình trạng răng miệng khác. Có nhiều phương pháp niềng răng hiện đại ra đời, song niềng răng mắc cài vẫn là lựa chọn ưu tiên của nhiều bệnh nhân. Một bộ dụng cụ niềng răng mắc cài cơ bản sẽ gồm các chốt cài cố định và dây cung. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dây cung khác nhau, phù hợp với đa dạng nhu cầu và chi phí điều trị. Vậy tầm quan trọng trong việc chọn dây cung như thế nào? Phân loại và công dụng của các loại dây cung niềng răng là gì? Mua dây cung niềng răng ở đâu tốt? Hãy cùng Sàn Nha Khoa tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

  • ·
  • Cập nhật 03/05/2024
Top 7 loại trụ implant được ưa chuộng nhất và đánh giá cao về chất lượng, giá cả

Cấy ghép Implant là kĩ thuật phục hình răng có tỷ lệ thành công cao nhất và yêu cầu cao về trình độ và kỹ năng. Chất lượng trụ Implant là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định thành công của mỗi ca phục hình Implant. Tìm hiểu về quy trình cấy ghép Implant và Top 7 loại Implant được đánh giá tốt nhất trên thị trường hiện nay sẽ giúp người bệnh có thêm thông tin trước khi quyết định cấy ghép Implant.

GIỎ HÀNG (0 sản phẩm)

Tổng tiền:

sản phẩm: 0