• Chương trình Hội nghị tháng 4
    Hội nghị tháng 4
  • Chương trình TUẦN LỄ VÀNG
    TUẦN LỄ VÀNG
  • Chương trình Mua nhiều giảm nhiều
    Mua nhiều giảm nhiều
  • Danh mục Vật liệu nha khoa
    Vật liệu nha khoa
  • Danh mục Dụng cụ nha khoa
    Dụng cụ nha khoa
  • Danh mục Thiết bị nha khoa
    Thiết bị nha khoa
  • Danh mục Ghế nha khoa
    Ghế nha khoa
  • Danh mục Vệ sinh & tiêu hao
    Vệ sinh & tiêu hao
  • Danh mục Nội nha
    Nội nha
  • Danh mục Chỉnh nha
    Chỉnh nha
  • Danh mục Mũi khoan nha khoa
    Mũi khoan nha khoa
  • Danh mục Tẩy trắng, thẩm mỹ
    Tẩy trắng, thẩm mỹ
  • Danh mục Chăm sóc răng miệng
    Chăm sóc răng miệng
  • Danh mục Sản phẩm Labo
    Sản phẩm Labo
  • Danh mục Sách nha khoa
    Sách nha khoa
  • Danh mục Sản phẩm Implant
    Sản phẩm Implant

Gel giảm viêm – Hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, viêm nướu, loét niêm mạc

Viêm lợi là gì? Giai đoạn tiến triển

Viêm lợi là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại tổ chức lợi chân răng, có biểu hiện như nướu đỏ thẫm, sưng to, dễ chảy máu và đau nhức. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do vi khuẩn và virus tồn tại sau khi vệ sinh răng miệng không đúng cách. Viêm lợi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt khi mảng bám trong khoang miệng được phát triển không kiểm soát.

Bệnh này phân thành các giai đoạn từ viêm lợi đỏ đơn giản, viêm nướu triển dưỡng gây sưng phồng và răng sâu, đến viêm nướu hoại tử lở loét, khiến lợi bị tổn thương nặng và có nguy cơ hoại tử, lan ra các vùng khác của miệng nếu không điều trị bằng thuốc viêm lợi kết hợp thăm khám theo chỉ dẫn bác sĩ.

Nguyên nhân gây viêm lợi

Nguyên nhân gây viêm lợi chủ yếu bao gồm hai nhóm lớn: mảng bám trên răng và các yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợi, cùng với việc tăng sự tấn công của vi khuẩn.

  1. Mảng bám trên răng:

    • Cao răng hình thành từ sự vôi hóa của mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ phát triển.
    • Răng không đều, có cấu trúc phức tạp hay mòn cổ răng dưới lợi làm tăng khả năng tích tụ mảng bám.
    • Miếng trám răng hoặc răng giả cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng, đặc biệt khi không được vệ sinh sạch sẽ.
  2. Yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợi:

    • Thay đổi hormone trong cơ thể trong thời kỳ thai nghén và dậy thì có thể làm giảm sức đề kháng của lợi.
    • Thiếu hụt dinh dưỡng như vitamin A, B, C, D, canxi, fluor làm cho lợi trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương.
    • Các bệnh toàn thân như tiểu đường, ung thư bạch cầu hay AIDS cũng có thể làm giảm sức đề kháng của lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  3. Viêm lợi do thực hiện thủ thuật nha khoa
  • Viêm lợi do răng sứ xâm nhập khoảng sinh học: Khi nha sĩ mài quá sâu dưới lợi, có thể gây phá vỡ khoảng sinh học, tạo điều kiện cho vi khuẩn và thức ăn xâm nhập, gây viêm lợi và tổn thương xung quanh răng.

  • Viêm lợi do mài đường hoàn tất không đúng: Nếu đường hoàn tất không được mài sát khít, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và thức ăn ứ đọng, gây viêm lợi.

  • Viêm lợi do sót xi măng gắn phục hình: Chất gắn phục hình thừa nếu không được lấy hết cũng có thể gây kích ứng và viêm lợi.

Phương pháp điều trị viêm nướu

Viêm lợi là bệnh có thể mắc ở mọi độ tuổi, vì vậy phương pháp điều trị bệnh cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh.

Hầu hết trường hợp bệnh viêm lợi ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà thông qua việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng các dung dịch chứa hoạt chất diệt khuẩn, giảm đau, chống viêm thông qua các loại thuốc viêm lợi dạng uống hoặc dạng gel bôi. 

Nước súc miệng trong trường hợp viêm lợi nhẹ là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Các dung dịch sử dụng để súc miệng thường chứa chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide... giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám ra khỏi khoang miệng.

Nếu tình trạng bệnh nặng với biểu hiện sưng đỏ niêm mạc, đau nhiều, người bệnh có thể dùng thêm các loại thuốc đường uống như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ. Vậy cụ thể hơn khi bị viêm lợi uống thuốc gì hiệu quả nhất?

  • Thuốc kháng sinh như macrolid, beta-lactam... có tác dụng loại bỏ các loại vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng và nướu răng, ngăn chặn tình trạng viêm và làm giảm rõ rệt các triệu chứng bệnh viêm lợi gây ra. Một trong những loại thuốc kháng sinh được dùng như một loại thuốc viêm lợi phổ biến, được người dân truyền tai nhau với tên gọi thân thuộc: thuốc viêm lợi màu hồng. Thuốc này có tên chính xác là Naphacogyl, có thành phần gồm kháng sinh Spiramycin và Metronidazol và hệ thống các tá dược. Theo đó, các kháng sinh trị viêm lợi được dùng theo mức độ thông dụng như sau:
    • Metronidazole;
    • Amoxicillin hoặc nếu bệnh nhân mẫn cảm với penicillin, nha sĩ có thể kê toa;
    • Minocycline hoặc Doxycycline (kháng sinh nhóm tetracyclin);
    • Clindamycin: dùng khi nhiễm khuẩn nặng;
    • Ciprofloxacin;
    • Azithromycin;
    • Không sử dụng thức uống có cồn và đợi ít nhất 48 giờ sau khi điều trị Metronidazole để tránh tương tác nguy hiểm.
  • Thuốc viêm lợi chứa hoạt chất kháng viêm non-steroid: Diclophenac, Meloxicam, Ibuprofen... tác dụng làm giảm triệu chứng sưng, viêm ở nướu.
    • Ibuprofen được ưu tiên sử dụng nhờ tác dụng giảm viêm nướu và giảm đau. Nếu bệnh nhân có tiền sử hen suyễn hoặc loét đường tiêu hóa cần cho bác sĩ biết khi kê đơn các thuốc NSAID.
    • Tác dụng giảm đau của thuốc kháng viêm của NSAID tùy thuộc vào từng bệnh nhân, vì vậy bác sĩ có thể phối hợp sử dụng thuốc kháng viêm NSAID và thuốc giảm đau để bệnh nhân dễ chịu hơn khi ăn hoặc thực hiện các chăm sóc răng miệng cần thiết khi bị viêm nướu loét hoại tử cấp tính (ANUG).
  • Thuốc viêm lợi có corticosteroid: Dexamethason, Prednisolon... điều trị triệu chứng sưng, đỏ, đau nhức nướu răng do tính kháng viêm mạnh.
  • Thuốc giảm đau thông thường có tác dụng làm giảm triệu chứng đau do viêm lợi gây ra. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân mắc chứng ưa chảy máu hoặc sốt xuất huyết không được dùng Aspirin.
    • Paracetamol (acetaminophen) là thuốc giảm đau không kê đơn thông dụng và tương đối an toàn, thường được dùng để làm giảm triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau răng, cảm sốt...
    • Paracetamol chứa Codein là thuốc giảm đau tác dụng mạnh hơn. Sự phối hợp giữa paracetamol và Codein giúp tác dụng giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với 2 hoạt chất riêng lẻ, thời gian tác dụng cũng kéo dài hơn tuy nhiên một số ít người mẫn cảm sẽ cảm thấy buồn nôn khi dùng thuốc này.
  • Thuốc sát khuẩn giúp diệt khuẩn răng, nướu và khoang miệng bao gồm: Chlorhexidine là thuốc sát khuẩn thường được dùng nhất tuy nhiên có thể khiến răng bị vàng, chỉ biến mất khi ngưng sử dụng. Các hoạt chất sát khuẩn khác cũng được dùng trong bệnh viêm lợi như cetylpyridinium chloride, hexetidine, stannous fluoride... ở dạng dung dịch súc miệng. Lưu ý không sử dụng quá thời gian chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được nuốt nước súc miệng sát khuẩn.
  • Gel bôi đặc trị viêm nướu:
    • Gel bôi trị viêm nướu chứa các hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn như chlorhexidine, benzocaine, hoặc lidocaine.
    • Gel này có thể được áp dụng trực tiếp lên vùng viêm nướu để giảm đau và sưng viêm, cung cấp cảm giác thoải mái.
    • Sử dụng gel bôi đặc trị viêm nướu theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Những loại gel đặc trị nướu phổ biến

Gel đặc trị nướu trong nha khoa thường được sử dụng để giảm đau, trị viêm, làm sạch hoặc điều trị các vấn đề liên quan đến nướu. Dưới đây là một số loại gel đặc trị phổ biến:

  • Gel bôi nướu giảm ê buốt: Loại gel này thường chứa các hoạt chất giúp giảm đau do ê buốt. Nó được sử dụng để bôi trực tiếp lên vùng nướu bị đau để giúp giảm cảm giác đau và khó chịu.

  • Gel sát trùng nướu: Các loại gel này chứa các thành phần sát trùng, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm trong vùng nướu. Chúng thường được sử dụng sau khi làm sạch hoặc phẫu thuật nướu.

  • Gel đặc trị viêm nướu: Gel này chứa các thành phần chống viêm, giúp làm dịu và giảm viêm nướu. Nó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề viêm nhiễm nướu như viêm nướu, chảy máu nướu và viêm nướu do nhiễm trùng.

  • Gel bôi giảm lở loét nướu: Các gel này thường chứa các hoạt chất giúp làm dịu và hỗ trợ quá trình lành lợi của lở loét nướu. Chúng giúp giảm viêm và kích ứng, cũng như tăng cường quá trình tái tạo tế bào nướu.

Mua gel bôi nướu dùng trong nha khoa ở đâu?

Việc sử dụng gel đặc trị nướu cần nghe theo hướng dẫn của chuyên gia y tế và tuân thủ hướng dẫn để đảm bảo kết quả điều trị. Để mua các loại gel bôi nướu dùng trong điều trị nha khoa cho phòng nha bạn có thể tìm mua tại Sàn Nha Khoa với cam kết hàng chính hãng, chính sách giá tốt cùng dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm.

Một số loại thuốc viêm lợi dạng gel bôi được tin dùng nhiều hiện nay phải kể đến như:

Để xem các sản phẩm gel bôi nướu tương tự và đầy đủ hơn bạn có thể xem chi tiết tại danh mục Gel đặc trị tại Sàn Nha Khoa.

Ngoài ra Sàn Nha Khoa còn cung cấp đa dạng các sản phẩm ngành nha từ vật liệu nha khoa, dụng cụ và thiết bị nha khoa được nhiều bác sĩ, phòng khám tin tưởng lựa chọn. Bên cạnh đó, đăng ký tài khoản Prime Sàn Nha Khoa khách hàng còn được hưởng quyền lợi giá tốt mọi thời điểm cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác.

Xem Thêm
Gel Bôi Foramen 0.2% Chlorhexidine điều trị viêm nướu 30ml
Tuýp 30ml
+
FORAMEN Đã bán 3.6k
MEMBERSHIP
Gel Sindolor - Điều trị viêm nướu, kháng khuẩn
Lọ 5ml
+
Việt Nam Đã bán 4.0k
MEMBERSHIP
Metrogyl Denta Gel: Trị Viêm Nướu, Loét Miệng với Metronidazole
Tuýp 20gr
+
Unique Pharma Đã bán 7.8k
MEMBERSHIP
Gel Sensikin chống ê buốt sau tẩy trắng và phẫu thuật nha chu
Tuýp
+
KIN Đã bán 960
MEMBERSHIP
Gel Kin Baby 30ml - Giảm sưng nướu, điều trị tay chân miệng
Tuýp
+
KIN Đã bán 95
MEMBERSHIP
Chất Kiểm Soát Mảng Bám Răng Tepe Plaqsearch
Hộp 10 viên
+
Tepe Đã bán 6.0k
MEMBERSHIP
Gel fluor - chlorhexidine ngăn ngừa viêm nướu Tepe Gingival
Lọ
+
Tepe Đã bán 95
MEMBERSHIP
Gel Oral7 Moisturising: Bảo vệ nướu và niêm mạc 7 giờ
Tuýp
+
Oral7 Đã bán 116
MEMBERSHIP
Silver Diamine Fluoride 38% 5ml - Điều trị sâu răng
Lọ 5ml
+
Kidsedental Đã bán 172
MEMBERSHIP
Gel phát hiện mảng bám Plaque-D
Hộp
+
MAARC Đã bán 30
MEMBERSHIP
Thuốc Chống Sâu Răng Và Giảm Ê Buốt  ( Enamal Pro Varnish ) Premier
tuýt, 200 tuýt / hộp
Chờ hàng về
Gel Bôi Lở Loét Miệng Oraflogo®
Tuýp 10ml
Chờ hàng về
Oraflogo Đã bán 14
KHÁCH HÀNG CŨNG TÌM KIẾM
  • gel bôi nướu
  • viêm nướu
  • gel đặc trị viêm nướu
  • bôi nướu
  • gel bôi viêm nướu
  • metrogyl denta trị viêm nướu, lở miệng
  • gel nướu
  • trị viêm nướu
  • gel điều trị viêm túi nướu
  • gel bôi lở loét miệng oraflogo®
  • viêm nhiễm miệng hàm mặt
  • gel bôi sát khuẩn vùng nướu
  • gel bôi nướu foramen
  • gel bôi nướu kin
  • gel viêm nướu
  • gel trị viêm nướu
  • gel điều trị viêm nướu
  • chống viêm nướu
  • keo bôi miệng
  • gel bôi miệng
GIỎ HÀNG (0 sản phẩm)

Tổng tiền:

sản phẩm: 0