0
Thường 0
0

Benzocaine là thuốc gì? Cách dùng và tác dụng phụ

Ban biên tập Sàn Nha Khoa
Tác giả: Ban biên tập Sàn Nha Khoa
Chuyên khoa: Nha khoa

Thuốc Benzocaine được dùng để giảm đau, kích ứng da hoặc gây tê ở miệng, mũi, cổ họng, âm đạo hoặc trực tràng. Tìm hiểu rõ hơn về cách dùng và tác dụng phụ của thuốc Benzocaine qua bài viết dưới đây.

Thuốc Benzocaine là gì?

Thuốc Benzocaine chứa hoạt chất Benzocain, thuộc nhóm thuốc gây tê cục bộ thường được sử dụng làm tê da hoặc các bề mặt trong miệng, mũi, cổ họng, âm đạo hoặc trực tràng để giảm bớt đau khi chèn dụng cụ y tế nhưống hoặc gương phản xạ. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định trong các trường hợp: Ức chế tình trạng xuất tinh sớm khi quan hệ hoặc giảm khó chịu trong các bệnh lý như đau họng kích ứng da nhẹ, vết côn trùng cắn,...

Thuốc benzcaine là gì

Benzocaine có những dạng sau: Kem đặc trị, Gel tại chỗ, Xịt thuốc tại chỗ, Thuốc mỡ dùng cho trực tràng, Thuốc mỡ tại chỗ, Dung dịch tại chỗ, Phun màng nhầy, Bột hỗn hợp, Kem dưỡng da.

Dược lực học của Benzciane

Dược lực học của Benzocaine

Benzocaine là một chất gây tê cục bộ có cấu trúc ester. Một khi được áp dụng, nó ức chế quá trình khử cực của màng tế bào thần kinh và sự trao đổi ion. Điều này dẫn đến sự ngăn cản của quá trình khử cực màng tế bào và giảm khả năng truyền xung động thần kinh cảm giác gần vị trí bôi thuốc.

Dược động học của Benzocaine

  • Hấp thụ: Benzocaine được hấp thụ nhanh chóng qua vùng da bị tổn thương và màng nhầy.
  • Phân bố: Thuốc Benzocaine kết hợp với cả alpha-1-acid glycoprotein và albumin huyết thanh, giúp cho việc phân bố trong cơ thể.
  • Chuyển hóa: Benzocaine trải qua ba phản ứng chính bao gồm acetyl hóa, thủy phân ester và N-hydroxyl hóa. Kết quả của quá trình này là tạo ra các hợp chất như acid 4-aminobenzoic và acetylbenzocaine.
  • Thải trừ: Thuốc được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa sau khi trải qua quá trình chuyển hóa.

Thông qua cơ chế này, Benzocaine cung cấp hiệu quả tê cục bộ khi sử dụng trong điều trị nha khoa và các ứng dụng khác.

Dạng bào chế Benzciane phổ biến

Dạng thuốc và hàm lượng của Benzocaine và các hoạt chất khác:

Viên nén ngậm phối hợp:

  • Tyrothricin 0,5 mg
  • Benzalkonium clorid 1,0 mg
  • Benzocaine 1,5 mg

Viên nén ngậm:

  • Dextromethorphan HBr 5mg
  • Benzocaine 7,5mg

Viên ngậm:

  • Tyrothricin 1,0 mg
  • Benzocaine 5,0 mg

Dạng cream:

  • 3%, 7.5%, 10%, 20%

Dạng gel:

  • 6,3%, 7,5%, 10%, 20%

Dạng lỏng:

  • 5%, 6,3%, 7,5%, 10%, 20%

Dạng thuốc mỡ:

  • 7.5%, 10%, 20%

Dạng xịt miệng:

  • 5%

Dung dịch nhỏ tai:

  • 20%

Mỗi dạng thuốc và hàm lượng này có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề khác nhau, phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của bệnh nhân cũng như hướng dẫn của bác sĩ.

Liều dùng và lượng dùng Benzocaine

Liều dùng của thuốc này sẽ khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau và lượng thuốc dùng tùy thuộc vào độ mạnh của thuốc. Một số liều dùng phổ biến như sau:

  • Đau và ngứa da do ong đốt, bỏng nhẹ, cháy nắng, vết côn trùng cắn: bôi lượng vừa đủ Benzocaine 5 – 20 % lên vùng da bị tổn thương mỗi 6 – 8 giờ.

  • Kích ứng miệng và nướu răng: Bôi gel Benzocaine 10 – 20 % khi cần.

  • Đau họng: Ngậm 1 viên, lặp lại mỗi 2 giờ, tối đa 2 ngày. Hoặc dùng dạng xịt miệng 4 lần/ngày (phải nhổ thuốc ra sau 1 phút).

  • Bệnh trĩ: Bôi một lượng vừa đủ Benzocaine 5 – 20 % vào nơi tổn thương, lặp lại mỗi 4 giờ.

  • Đau răng: Sử dụng dạng dung dịch Benzocaine 2,5 – 20 % khi cần.

  • Mụn nhọt: bôi một lượng vừa đủ Benzocaine 20 % vào nơi bị mụn nhọt, lặp lại mỗi 12 giờ.

  • Xuất tinh sớm: Sử dụng dạng gel Benzocaine 7,5 %, bôi một lượng nhỏ vào dương vật khoảng 15 – 20 phút trước khi quan hệ tình dục, rửa sạch sau khi quan hệ.

  • Viêm tai giữa, viêm tai ngoài cấp tính: Nhỏ 4 – 5 giọt dung dịch 20%, sau đó nhét bông vào tai để tránh dung dịch chảy ra ngoài. Lặp lại liều sau mỗi 1 – 2 giờ nếu cần.

Công dụng liều dùng thuốc Benzcaine

Tác dụng phụ Benzocaine

Benzocaine có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu gặp các tình trạng như sau:

  • Viêm ngứa, bỏng rát, châm chích, phát ban, phù nề, ban đỏ, viêm da tiếp xúc và methaemoglobin.

  • Nhức đầu, nhịp tim nhanh, khó thở, choáng váng.

  • Môi, da hoặc móng tay tái nhợt, xám hoặc xanh.

  • Sưng môi, mặt, cổ họng hoặc lưỡi.

  • Sốt cao, nước tiểu đậm màu,nôn mửa, buồn nôn, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường, chảy máu hoặc bầm tím bất thường, đau, sưng đỏ hoặc kích ứng nặng hơn xung quanh miệng.

Tương tác thuốc Benzciane

Tương tác thuốc với Benzocaine:

  • Sulfonamide: Chất chuyển hóa của Benzocaine tạo ra acid para-aminobenzoic, có thể đối kháng với tác dụng của Sulfonamide.
  • Thuốc ức chế men cholinesterase: Các loại thuốc ức chế men cholinesterase có thể ức chế quá trình chuyển hóa của Benzocaine.
  • Hyaluronidase: Hyaluronidase có thể tăng sự hấp thu của Benzocaine, làm tăng nồng độ thuốc trong huyết thanh và có thể làm trầm trọng thêm các hiệu ứng bất lợi.
  • Technetium Tc – 99m tilmanocept: Benzocaine có thể làm giảm hiệu quả của thuốc khi dùng chung.
  • Butalbital, Dapsone, Phenytoine, Acid Valproic, Sulfadiazine, Nitroprusside, Nitric Oxide, Quinine: Sử dụng chung với Benzocaine có thể tăng nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của methemoglobinemia.

Tương tác với các thuốc khác:

  • Sulfonamide: Benzocaine được chuyển hóa thành acid para-aminobenzoic và có thể đối kháng với tác dụng của sulfonamide.
  • Thuốc ức chế men cholinesterase: Thuốc ức chế men cholinesterase có thể ức chế sự chuyển hóa của Benzocaine.

Những tương tác thuốc này cần được xem xét khi sử dụng Benzocaine, và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhà dược học trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kèm theo Benzocaine.

Tác dụng phụ và cách xử trí quá liều Benzcaine

Lưu ý khi sử dụng Benzocaine

Lưu ý

  • Trước khi sử dụng, cần phải báo cho y bác sĩ biết bạn có dị ứng với thành phần thuốc hay bất kì dị ứng khác, tình trạng bệnh hiện tại của cơ thể như nứt da, nhiễm trùng, bệnh tim, v.v. và các sản phẩm thuốc đang sử dụng nếu có.

  • Không sử dụng Benzocaine quá 7 ngày.

  • Không dùng quá liều khuyến cáo.

  • Phụ nữ đang cho con bú không sử dụng Benzocaine.

  • Không nên ăn trong 1 giờ sau khi dùng thuốc nếu bạn dùng thuốc trong niêm mạc nướu hoặc miệng.

Cách xử trí khi dùng quá liều Benzcaine

Quá liều Benzocaine có thể dẫn đến các triệu chứng nhiễm độc toàn thân, bao gồm:

  • Giảm chức năng tim mạch
  • Giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương
  • Ngừng tim
  • Nhịp tim chậm
  • Hạ huyết áp
  • Loạn nhịp
  • Ngất và co giật

Ngoài ra, quá liều còn có thể gây methaemoglobin máu, dẫn đến suy hô hấp và tình trạng tái tạo máu tím.

Cách xử lý khi quá liều:

  • Nên điều trị các triệu chứng và cung cấp điều trị hỗ trợ, bao gồm duy trì đường thở, kiểm soát cơn co giật và ổn định huyết áp.
  • Nếu bệnh nhân bị tăng methaemoglobin máu, cần điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch xanh methylene.

Quên liều và xử trí:

  • Benzocaine được sử dụng khi cần thiết, không nhất thiết phải tuân theo lịch trình cố định.
  • Nếu quên một liều, nên bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo. Không nên gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có được những thông tin quan trọng về thuốc Benzocaine có tác dụng như thế nào trong điều trị cũng như những lưu ý quan trọng khi sử dụng để đảm bảo an toàn. Để mua thuốc Benzocaine, khách hàng có thể đặt mua ngay TẠI ĐÂY hoặc liên hệ đến số Hotline 1900 633 639 để được tư vấn miễn phí.

Sàn Nha Khoa chuyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị nha khoa Online giá rẻ chính hãng TOP 1 Việt Nam. FREESHIP khi mua hàng trên APP và tham gia membership để được giá và dịch vụ ưu đãi nhất thị trường.
Nội dung bài viết

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

  • ·
  • Cập nhật 10/09/2024
Máy đo chiều dài ống tủy: Công nghệ tiên tiến trong điều trị tủy răng

Trong ngành nha khoa, điều trị tủy răng là một quy trình quan trọng nhằm bảo tồn và phục hồi sức khỏe của răng. Để việc điều trị diễn ra hiệu quả thì cần xác định chính xác chiều dài của ống tủy. Đây chính là lúc máy đo chiều dài ống tủy trở thành công cụ không thể thiếu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về máy đo chiều dài ống tủy để đưa lựa chọn phù hợp với nhu cầu.

  • ·
  • Cập nhật 05/09/2024
Top 5 sản phẩm chống ê buốt nha sĩ khuyên dùng khi tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng là một trong những phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến nhất hiện nay, giúp cải thiện nụ cười và tăng cường sự tự tin. Tuy nhiên, một vấn đề thường gặp sau quá trình tẩy trắng răng là hiện tượng ê buốt và nhạy cảm răng. Để khắc phục tình trạng này, các nha sĩ thường khuyên dùng các sản phẩm chống ê buốt chuyên dụng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao cần sử dụng các sản phẩm chống ê buốt khi tẩy trắng răng, cũng như top 5 sản phẩm chống ê buốt mà nha sĩ khuyên dùng.

  • ·
  • Cập nhật 30/08/2024
5 tips sử dụng ống hút nha khoa hiệu quả tại các phòng khám

Tại các phòng khám nha khoa, việc sử dụng ống hút một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng điều trị và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân. Để giúp các chuyên gia nha khoa nắm được những kỹ năng cần thiết, dưới đây là 5 tips quan trọng để sử dụng ống hút nha khoa hiệu quả.

GIỎ HÀNG (0 sản phẩm)

Tổng tiền:

sản phẩm: 0