Kiến thức nha khoa / Kiến thức nha khoa / TRỒNG RĂNG IMPLANT - NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

TRỒNG RĂNG IMPLANT - NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

TRỒNG RĂNG IMPLANT - NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
THS.BS Tạ Đông Quân
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt
Bài cập nhật: 24/02/2025
Nội dung bài viết

TRỒNG RĂNG IMPLANT LÀ GÌ?

Trồng răng implant là một phương pháp nha khoa hiện đại giúp phục hình răng đã mất. Bằng cách này, một trụ implant nhân tạo sẽ được cấy vào xương hàm nhằm thay thế chân răng cũ, khi trụ implant đã tích hợp vững chắc vào xương, mão răng sứ sẽ được gắn lên trên và trở thành một chiếc răng hoàn chỉnh với hình dạng và khả năng ăn nhai như răng thật.

ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA RĂNG IMPLANT

Phương pháp trồng răng implant đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn nhờ vào các ưu điểm:

Chức năng ăn nhai như răng thật

Răng implant được cố định vào xương hàm do đó có tính chịu lực tốt, không bị dịch chuyển, có thể cắn xé thức ăn như răng thật, không bị cản trở trong quá trình ăn uống dù có là thực phẩm dai, cứng, nóng, lạnh.

Tính thẩm mỹ cao

Mão răng sứ gắn trên trụ implant được chế tác theo màu sắc và hình dáng như răng thật, không có sự khác biệt so với các răng còn lại, hoàn toàn tự nhiên.

Giảm nguy cơ tiêu xương hàm

Sau khi mất răng, xương hàm sẽ dần dần tiêu biến nếu không trồng răng lại. Dù sử dụng hàm tháo lắp hay cầu răng sứ cũng không thể ngăn chặn tình trạng này.

Đó là lý do nên lựa chọn trồng răng implant, vì trụ implant cắm vào xương hàm có vai trò như một chân răng thật. Nhờ vậy, xương hàm tại vị trí mất răng được duy trì lực tác động, hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương.

Tồn tại lâu dài, bền vững

Đây là một trong những ưu điểm nổi bật và được ưa chuộng của phương pháp trồng răng implant. Một trụ implant có thể tồn tại 30-40 năm thậm chí là trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách.

Không ảnh hưởng đến các răng khác

Trồng răng implant chỉ thực hiện duy nhất tại vị trí răng mất, hoàn toàn không xâm lấn đến các răng lân cận. Từ đó có thể bảo tồn các răng thật còn lại, hạn chế nguy cơ mất thêm răng.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RĂNG IMPLANT

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau đây:

Trụ implant đơn lẻ

Áp dụng cho người mất 1 răng hoặc nhiều răng cách xa nhau. Sử dụng một trụ implant (làm bằng vật liệu titanium có tính tương thích sinh học và độ an toàn cao) cắm vào xương hàm tại vị trí răng bị mất mà không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Cầu răng sứ trên implant

Áp dụng cho người mất nhiều răng liền kề nhau.

Cầu răng thông thường sẽ dùng trụ đỡ là răng thật, do đó răng thật cần phải được mài mòn để tạo thành cùi răng và đặt cầu răng lên đó. Điểm khác biệt và nổi bật ở cầu răng sứ trên Implant chính là sử dụng trụ implant làm trụ đỡ, hoàn toàn không ảnh hưởng đến răng thật. Khi đó, Implant sẽ được cắm vào ngay vị trí răng mất và giúp thu hẹp khoảng cách mất răng.

Cấy ghép implant toàn hàm

Hiện là phương pháp được lựa chọn phổ biến nhất.

Áp dụng cho người mất răng toàn hàm, mất nhiều răng, viêm nha chu nặng, vẫn còn răng nhưng chân răng lung lay không thể giữ lại được.

Hiện nay, kỹ thuật phục hình toàn hàm All-on-4 và All-on-6 đang được áp dụng phổ biến, trong đó:

All-on-4 sử dụng 4 trụ implant trên hàm để nâng đỡ cho 12 răng, thường là hàm dưới.

All-on-6 sử dụng 6 trụ implant trên hàm để nâng đỡ cho 14 răng, thường là hàm trên.

QUY TRÌNH TRỒNG RĂNG IMPLANT

Để hoàn thiện một chiếc răng implant thay thế cho răng đã mất cần phải trải qua các bước:

Khám tổng quan và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bằng chụp X-quang, CT Scanner, thông qua đó có thể nắm rõ các vấn đề hiện tại của răng. Tiếp theo là một số xét nghiệm cần thiết khác để đảm bảo đủ điều kiện cắm implant.

Khi quá trình khám tổng quát đã xong, tùy vào tình trạng răng, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn và lên kế hoạch điều trị về phương pháp trồng răng implant, lựa chọn loại trụ implant có chất lượng và chi phí phù hợp.

Tiến hành phẫu thuật cấy ghép trụ implant

Tại vị trí đặt trụ implant sẽ được gây tê cục bộ nên không có cảm giác đau. Các giai đoạn phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng, thông thường chỉ mất khoảng 7 - 10 phút cho 1 trụ implant.

Lấy dấu hàm và gắn răng tạm

Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm (hay còn gọi là lấy dấu trên implant) và gửi về phòng lab để chế tác răng sứ phù hợp. Sau 2-3 ngày cắm trụ, bạn sẽ được gắn răng tạm trong lúc đợi gắn mão răng sứ hoàn chỉnh. Răng tạm này hoàn toàn đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai bình thường.

Hình răng sứ trên Implant

Tái khám để kiểm tra độ lành của nướu

7-10 ngày sau khi cấy ghép, bác sĩ sẽ kiểm tra độ lành thương của nướu tại vị trí trụ implant để đảm bảo không có dấu hiệu nhiễm trùng hay biến chứng. Đồng thời cũng đánh giá về mức độ tích hợp của implant vào xương hàm.

Gắn mão sứ cố định trên Implant

Khi trụ implant tích hợp hoàn toàn với xương hàm và vết thương đã hồi phục, bước cuối cùng là gắn mão răng sứ sẽ được tiến hành để tạo thành một chiếc răng implant hoàn chỉnh về khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRỒNG RĂNG IMPLANT

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

Đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu khi quyết định thực hiện trồng răng implant. Một cơ sở nha khoa uy tín sẽ đảm bảo dịch vụ chăm sóc chất lượng và kết quả điều trị tốt nhất.

Chọn trụ implant phù hợp

Trụ implant là thành phần chính của răng implant, đóng vai trò như chân răng thay thế. Các loại trụ implant sẽ có ưu nhược điểm và chi phí khác nhau. Bạn có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ để chọn ra trụ implant phù hợp nhất với tình trạng răng của mình.

Tuân thủ điều trị

Làm theo đúng các chỉ dẫn và kế hoạch điều trị của bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công của quy trình trồng răng implant. Tái khám định kỳ cũng như thông báo về các triệu chứng bất thường để kịp thời can thiệp nếu cần.

Chăm sóc răng Implant

Để răng implant có thể sử dụng lâu dài, quan trọng nhất chính là cách chăm sóc. Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, chế độ ăn uống cũng cần lưu ý thật kĩ trong thời gian đầu sau cấy ghép.

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp trồng răng implant. Đây là một phương pháp được ưa chuộng nhiều nhất trong phục hình răng mất hiện nay.

Nguồn: Dr. Tạ Đông Quân

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Cập nhật 23/04/2025
Thuốc Benzocaine được dùng để giảm đau, kích ứng da hoặc gây tê ở miệng, mũi, cổ họng, âm đạo hoặc trực tràng. Tìm hiểu rõ hơn về cách dùng và tác dụng phụ của thuốc Benzocaine qua bài viết dưới đây.
Cập nhật 23/04/2025
Dao phẫu thuật là một trong những dụng cụ y tế quan trọng và phổ biến nhất trong phẫu thuật. Những lưỡi dao sắc bén được thiết kế để thực hiện các đường rạch chính xác.
Cập nhật 23/04/2025
Chăm sóc răng miệng tại nhà là nền tảng quan trọng giúp bạn giữ gìn nụ cười rạng rỡ và bảo vệ sức khỏe toàn diện mỗi ngày. Việc đánh răng đúng cách, làm sạch kẽ răng và chăm sóc nướu không chỉ giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu mà còn tiết kiệm đáng kể chi phí nha khoa trong tương lai. Trong bài viết này, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết từ A–Z về quy trình chăm sóc răng miệng khoa học, những sản phẩm được nha sĩ khuyên dùng, các lỗi thường gặp và giải đáp các thắc mắc phổ biến – tất cả đều dễ hiểu và áp dụng ngay tại nhà.
Cập nhật 23/04/2025
Bạn đang cân nhắc niềng răng nhưng vẫn còn nhiều thắc mắc: Chỉnh nha là gì? Có đau không? Mất bao lâu? Phương pháp nào phù hợp? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp toàn diện từ A đến Z – từ khái niệm, các loại khí cụ chỉnh nha, quy trình thực hiện đến những lưu ý khi chăm sóc răng miệng trong suốt quá trình điều trị. Dù bạn là học sinh, sinh viên hay người trưởng thành, đây là cẩm nang hữu ích giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho hành trình niềng răng tự tin và hiệu quả.
GIỎ HÀNG (0 sản phẩm)

Tổng tiền:

sản phẩm: 0